fbpx

Việt Nam bị đưa vào “Danh sách xám” về phòng chống rửa tiền

Danh sách xám (Grey list – Jurisdictions under Increased Monitoring) là danh sách được công bố bởi FATF, liệt kê các quốc gia/vùng lãnh thổ bị đánh giá là yếu kém trong việc kiểm soát hoạt động rửa tiền nhưng Chính phủ nước đó đã đưa ra các cam kết khắc phục trong một thời hạn nhất định.
Trong cuộc họp từ 21-23 tháng 6 vừa qua, FATF đã chính thức đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia được theo dõi tăng cường (“Danh sách xám”).
Đây là kết quả không quá bất ngờ đối với những ai quan tâm tới công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam. Vào năm 2019, đoàn đánh giá APG đã tiến hành đánh giá Việt Nam trong việc thực thi các khuyến nghị của FATF. Tới năm 2022, báo cáo đánh giá đã được công bố với kết quả khá thất vọng. 38/40 khuyến nghị bị đánh giá là Không Tuân thủ hoặc Tuân thủ một phần, 7/11 tiêu chí về hiệu quả bị đánh giá ở mức Thấp,
Mặc dù Chính phủ Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có những hành động để khắc phục các khiếm khuyết kể trên như ban hành Luật phòng chống rửa tiền 2022 và một số nghị định hướng dẫn. Nhưng có thể thấy những động thái trên là chưa đủ để tránh việc bị đưa vào Danh sách xám nêu trên.
Với việc bị đưa vào Danh sách xám, các cá nhân người Việt Nam, tổ chức thành lập tại Việt Nam sẽ gặp những khó khăn nhất định khi tiến hành các giao dịch, đặc biệt là giao dịch tài chính. Vì theo quy định của nhiều định chế tài chính, các thực thể từ các quốc gia trong Danh sách xám sẽ phải được Đánh giá rủi ro tăng cường trước khi thiết lập quan hệ hoặc giao dịch. Các biện pháp giám sát giao dịch cũng sẽ chặt chẽ hơn.
Thời gian để FATF loại bỏ Việt Nam khỏi danh sách xám phụ thuộc vào việc Chính phủ Việt Nam có thể thực hiện theo các cam kết đã đưa ra, bao gồm việc xây dựng chính sách và đảm bảo các chính sách đó được thực thi hiệu quả. Kết quả đánh giá bi đát năm 2022 cho thấy Chính phủ cần rất nhiều nỗ lực để có thể đưa Việt Nam ra khỏi danh sách xám.

Các quốc gia trong Danh sách xám hiện nay bao gồm: Albania | Barbados | Burkina Faso | Cameroon | Cayman Islands | Croatia | Democratic Republic of the Congo | Gibraltar | Haiti | Jamaica | Jordan | Mali | Mozambique | Nigeria | Panama | Philippines | Senegal | South Africa|South Sudan |Syria | Tanzania | Türkiye | Uganda | United Arab Emirates | Vietnam | Yemen.

21 June 2023 : Réunion plénière du GAFI du 21 Juin 2023OECD Headquarters, Paris
21 June 2023 : Réunion plénière du GAFI du 21 Juin 2023
OECD Headquarters, Paris