Các quy định về Phòng chống rửa tiền / tài trợ khủng bố do Việt Nam ban hành
Quy định về Phòng chống rửa tiền/tài trợ khủng bố do Việt Nam ban hành:
Luật phòng chống rửa tiền số 14/2022/QH15 ban hành ngày 15/11/2022
Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ban hành ngày 28/04/2023
Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ban hành ngày 28/07/2023
Một số quy định khác liên quan:
Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ban hành ngày 11/11/2019 (về phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt)
Luật phòng chống khủng bố số 28/2013/QH13 ban hành ngày 12/06/2013
Các quy định về phòng chống rửa tiền tại Việt Nam mới được cập nhật từ năm 2022, 2023, được coi là những bước đầu tiên trong kế hoạch hành động nhằm ra khỏi Danh sách xám của FATF.
So với quy định cũ, quy định mới thắt chặt hơn, cụ thể hơn về các vấn đề như: Báo cáo đánh giá rủi ro về rửa tiền, phân loại khách hàng, chuyển giao thông tin tới cục phòng chống rửa tiền, các dấu hiệu đáng ngờ về rửa tiền,… và sửa đổi một số các định nghĩa, khái niệm.
Đặc biệt trong thông tư số 09/2023/TT-NHNN đã quy định khá chi tiết và cụ thể cách thức thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền, bao gồm các chỉ tiêu, thang điểm. Điều này giúp cho các tổ chức báo cáo tại Việt Nam dễ dàng xây dựng được hệ thống đánh giá rủi ro về rửa tiền của mình:
Đánh giá rủi ro về rửa tiền và Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền
- Các tổ chức báo cáo phải thực hiện đánh giá toàn diện về rủi ro rửa tiền và xây dựng quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền. Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao gồm các quy tắc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro thấp, trung bình, cao và các biện pháp áp dụng tương ứng với các mức độ rủi ro của khách hàng liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
- Thống đốc NHNN sẽ quy định các tiêu chí và phương pháp thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền đối với các tổ chức báo cáo.